Bugi có vai trò quan trọng trên động cơ xăng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất giúp ôtô khỏe hơn hay yếu đi.
Quan niệm thay bugi đắt tiền hơn sẽ làm máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ
Trong thực tế cũng như trên nhiều diễn đàn hiện nay đã và đang có những quan niệm chưa đúng về việc sử dụng bugi trên xe ôtô.
Có nhiều người cho rằng, việc thay bugi có nhiều chấu (cực ka-tốt) hoặc
bugi đắt tiền như loại bạch kim sẽ khiến xe khỏe hơn. Điều đó là đúng
nhưng chưa đủ!
Hiểu đúng về bugi
Về
bản chất và mục đích sử dụng, các loại bugi trên động cơ xăng chỉ khác
nhau ở tính chất phóng tia lửa điện mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, dài
hay ngắn. Mỗi loại động cơ có tỷ số nén, kết cấu buồng đốt khác nhau nên
mỗi hãng xe, mỗi dòng xe và thậm chí là mỗi đời xe sẽ sử dụng loại bugi
có thông số kỹ thuật phù hợp. Trong thực tế, có nhiều loại bugi lắp lẫn
cho nhau được nhưng với một số hãng thì quy định về sử dụng bugi cho
từng dòng xe lại khá khắt khe. Ví dụ như Mazda hay Ford,…
Quan
niệm thay bugi càng tốt (xét về mặt giá thành và vật liệu chế tạo) sẽ
giúp máy khỏe hơn là đúng nhưng chưa đủ. Đúng ở chỗ, bugi mới sẽ có khả
năng đánh lửa mạnh hơn nên đốt cháy xăng tốt hơn, giúp động cơ sản sinh
công suất lớn hơn. Nhưng chưa đủ ở chỗ, nếu thay loại bugi có thông số
như chiều dài, khe hở đánh lửa, trở trong, nhiệt độ làm việc hay hình
dáng không đúng với tiêu chuẩn không những không giúp động cơ khỏe hơn
mà còn khiến máy hoạt động kém ổn định dẫn tới rung, giật, giảm công
suất và tốn xăng.
Tóm
lại, việc thay bugi định kỳ là cần thiết, sử dụng loại có chất lượng
cao là nên cân nhắc vì giá thành không lớn nhưng mang lại độ tin cậy,
tuổi thọ và khả năng hoạt động ổn định cao. Nhưng không phải vì thế mà
bạ loại nào thay loại ấy, cần có kiến thức cơ bản để lựa chọn, kiểm tra
và thay thế mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Ghè bẹp chấu bugi chỉ là cách khắc phục tạm thời, không nên sử dụng nó như một giải pháp tiết kiệm chi phí sử dụng
Sử dụng đúng cách
* Nên thay bugi sau mỗi 5 vạn ki-lô-mét (hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất) và kiểm tra, vệ sinh định kỳ 2 vạn ki-lô-mét.
*
Chỉ nên gõ bẹt chấu bugi gần với cực a-nốt (cực giữa) khi cực này bị
mòn trong các trường hợp khắc phục tạm thời chứ không nên sử dụng cách
này để tiết kiệm tiền thay thế.
*
Nâng cao tuổi thọ của bugi bằng cách vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ
định kỳ và sử dụng xăng đúng tiêu chuẩn về trị số octan.
* Không nên tự rửa máy bằng nước để tránh nước xâm nhập vào đầu bugi.
Tự thay bugi
Thay bugi là công việc cơ bản mà mỗi lái xe cần tự làm được
Thay
bugi là công việc cơ bản mà mỗi người lái xe cần tự làm được, vừa tiết
kiệm chi phí, vừa có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn tới động cơ của xe. Tuy
nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
* Mua đúng chủng loại theo thông số ghi trên bugi đầu tiên đi theo xe hoặc loại khác tương đương.
* Không thay lúc máy còn nóng vì khi đó dễ làm đứt dây cao áp trong lúc rút dây ra khỏi đầu bugi.
* Sử dụng đúng loại tuýp (16, 17 hoặc 21 có sẵn trong bộ dụng cụ sửa chữa theo xe) để tháo bugi.
*
Siết đủ lực để tránh làm hỏng ren trên nắp máy (tham khảo cách siết đủ
lực bugi trên từng dòng xe có trong sách hướng dẫn sử dụng).
Theo http://oto-xemay.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét